Vận chuyển hàng hóa quốc tế đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động thương mại ngày nay. Việc vận chuyển hàng từ quốc gia này sang quốc gia khác đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng và hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan. Cùng Sao Vàng Expess tìm hiểu những thông tin cần thiết để vận chuyển hàng đi Myanmar từ Việt Nam một cách nhanh chóng và an toàn.
Có thể bạn quan tâm:
Vì sao dịch vụ chuyển phát hỏa tốc áp tải lại thu hút được nhiều người lựa chọn?
Nhu cầu vận chuyển hàng đi Myanmar từ Việt Nam hiện nay
Trong thời gian gần đây, nhu cầu gửi hàng giữa Myanmar và Việt Nam đã tăng lên đáng kể dẫn đến dịch vụ chuyển phát nhanh đi Myanmar cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Hai quốc gia đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao khả năng vận chuyển hàng hóa, đẩy mạnh quan hệ thương mại và đầu tư. Các ngành công nghiệp như dệt may, điện tử, hàng tiêu dùng, nông sản và hàng hóa xuất khẩu khác đang tạo ra nhu cầu gửi hàng lớn giữa hai quốc gia.
Trong lĩnh vực kinh tế, Myanmar đã thực hiện nhiều cải cách kinh doanh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các ngành công nghiệp chính như khai thác tài nguyên, nông nghiệp, dệt may và du lịch đang phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc mở cửa thị trường và thúc đẩy xuất khẩu, Myanmar đang tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế.
Việc thúc đẩy hợp tác và giao lưu thương mại giữa Myanmar và Việt Nam không chỉ tạo cơ hội phát triển kinh tế cho hai quốc gia mà còn đóng góp vào sự hội nhập khu vực và phát triển bền vững của Đông Nam Á.
Các hình thức vận chuyển hàng đi Myanmar từ Việt Nam
Vận chuyển bằng đường hàng không
Hình thức vận chuyển bằng đường hàng không là một lựa chọn hữu ích và hiệu quả để vận chuyển hàng đi Myanmar từ Việt Nam. Mặc dù chi phí vận chuyển có thể cao hơn so với các phương thức khác, nhưng thời gian vận chuyển nhanh chóng
giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, sự linh hoạt của chuyến bay hàng không cho phép điều chỉnh và thay đổi lịch trình vận chuyển một cách dễ dàng, giúp đảm bảo tính linh hoạt và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hình thức vận chuyển hàng không thường được sử dụng cho số lượng hàng hoá nhỏ, như hàng xách tay hay hàng gửi mẫu.
Vận chuyển bằng đường biển
Hình thức vận chuyển bằng biển có chi phí rẻ hơn so với đường bay, tuy nhiên thời gian vận chuyện cũng lâu hơn. Nhưng nếu số lượng hàng hoá của bạn lớn thì vận chuyển bằng đường biển là hình thức phù hợp nhất.
Vận chuyển đường biển container (FCL) từ Myanmar về Việt Nam là khi người gửi hàng có khối lượng hàng hóa đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều hơn container. Đây là hình thức thường để sử dụng khi vận chuyển các hàng hoá xuất nhập khẩu với số lượng lớn.
Vận chuyển đường biển hàng lẻ (LCL) để chỉ các hàng hoá nhỏ lẻ thường được ghép chung với các hàng hoá của các chủ hàng khác thành một container.
Ngoài cước vận chuyển bằng đường biển (Ocean Freight), các phụ phí khác (Local charge) tại Việt Nam có thể kể đến: phí THC (Terminal Handling Charge), phí niêm phong hàng hóa (Seal Fee), phí chứng từ (Doc Fee), phí điện giao hàng (Telex fee),…
Khi chọn hình thức vận chuyển thì các doanh nghiệp cần nên xem xét kỹ các yếu tố như loại hàng hóa, khối lượng, thời gian, và chi phí để đưa ra quyết định tốt nhát cho quá trình vận chuyển hàng đi Myanmar từ Việt Nam.
Bạn có thể tham khảo:
Những lợi ích của dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng container có thể bạn chưa biết
Những chứng từ và thông tin cần lưu ý đối với hàng xuất khẩu vào thị trường Myanmar
Khi vận chuyển hàng đi Myanmar từ Việt Nam, các doanh nghiệp cần chú ý đến các chứng từ và thông tin quan trọng sau để đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi:
- Hóa đơn xuất khẩu: Đây là chứng từ quan trọng để xác nhận giá trị hàng hóa xuất khẩu. Hóa đơn cần ghi rõ thông tin của doanh nghiệp xuất khẩu, thông tin chi tiết về hàng hóa, giá trị xuất khẩu, và các thông tin liên quan khác.
- Biên bản giao nhận hàng hóa: Chứng từ này ghi lại quá trình giao nhận hàng hóa từ bên xuất khẩu đến bên nhập khẩu tại Myanmar. Biên bản cần ghi rõ số lượng, chất lượng, và trạng thái của hàng hóa, đồng thời được ký xác nhận bởi cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu.
- Giấy chứng nhận xuất xứ: Đối với một số mặt hàng đặc biệt, giấy chứng nhận xuất xứ có thể được yêu cầu. Chứng từ này xác định nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.
- Chứng từ vận chuyển: Bao gồm các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam vào Myanmar như vận đơn, hóa đơn vận chuyển, và các tài liệu liên quan khác.
- Chứng từ thanh toán: Liên quan đến thanh toán hàng hóa, chẳng hạn như hối phiếu xuất khẩu, hối phiếu thu hộ, hoặc các phương thức thanh toán khác.
Các doanh nghiệp cần chú ý tuân thủ đầy đủ các quy định và thủ tục nhập khẩu của Myanmar để đảm bảo việc xuất khẩu hàng hóa được thực hiện một cách suôn sẻ và hợp pháp.
Việc vận chuyển hàng từ Việt Nam vào thị trường Myanmar là một quy trình quan trọng và phức tạp, đòi hỏi sự cẩn thận của các doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin mà Sao Vàng Express đã chia sẻ trong bài viết có thể giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng đi Myanmar từ Việt Nam một cách nhanh chóng và an toàn.
Lời kết
Với tiêu chí “Đồng hành cùng khởi nghiệp”, trong những năm qua Sao Vàng Express không ngừng nỗ lực nhằm mang đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối về chất lượng cũng như giá cả dịch vụ. Bạn có thể liên hệ hotline: 0983.810.544 để biết thêm mọi thông tin chi tiết cần về dịch vụ đóng gói hàng hóa chuẩn và các dịch vụ mà Sao Vàng Express đang cung cấp.
Xem thêm:
Bật mí cho shop 6 cách xây dựng quy trình giao hàng tiết kiệm chi phí