fbpx

Vải thiều là một loại trái cây ngon và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đây cũng là loại quả rất dễ hư hỏng nếu không được bảo quản và vận chuyển đúng cách. Hãy để Sao Vàng Express gợi ý cho bạn cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển đường xa giúp bạn tha hồ thưởng thức những quả vải tươi ngon, chất lượng nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Doanh nghiệp có nên sử dụng dịch vụ lưu trữ hàng hoá hay không?

Quy trình thu hoạch trước khi vận chuyển vải thiều

Quy trình xử lý ướp lạnh vải thiều trước khi vận chuyển

Thời điểm thu hoạch vải thiều hợp lý nhất là lúc phần vỏ của trái vải đã chín đều. Tính từ khi hoa vải thiều nở, đến lúc thu hoạch được khoảng tầm hơn ba tháng. Đặc biệt, người dân cần lưu ý nên hái vải thiều vào những ngày nắng ráo, không nên thu hoạch vải vào ngày mưa. Hái vải xong hãy phân loại và buộc chúng thành chùm từ 3kg cho đến 5kg và bỏ đi những quả vải thiều không chất lượng, như bị hư, thối hoặc là dập nát, hình dáng kỳ lạ.

Cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển đường xa được tươi và sạch đẹp nhất thì bạn hãy lấy một lít nước sạch rồi pha khoảng 60g NaHSO3 vào, sau đó khoắng đều cho tan hết. Lấy từng túm vải nhúng vào dung dịch NaHSO3 và ngân khoảng 10 phút. Nhờ dung dịch này mà vải thiều sẽ được se cứng phần vỏ, hạn chế mất nước và tiêu diệt được các loại vi khuẩn, nấm làm hư hại quả. Sau 10 phút, bạn vớt vải ra và nhúng tiếp vào dung dịch HCl 4% từ 3 đến 5 phút. Quy trình này sẽ giúp giữ được màu tươi, đẹp. Sau khi đã ngâm vải trong hai loại dung dịch trên, hãy dùng quạt gió để thổi cho khô quả hoặc là để khô tự nhiên.

Cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển được tươi ngon

Bảo quản vải thiều trong thùng xốp

vải thiều được đựng trong thùng xốp

Một trong những cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển đường xa được áp dụng nhiều nhất là đựng trong thùng xốp. Thùng xốp sẽ giúp vải thiều tránh bị va đập khi vận chuyển, giữ được vải tươi lâu hơn. Bạn cũng nên lưu ý rằng, thùng xốp giữ nhiệt phải có đủ một lượng đá giúp làm lạnh được trong vòng 24 tiếng.

Hãy đóng và bọc kín thùng xốp, để tránh đá bị tan nhanh hay nước chảy ra làm hư hỏng quả vải. Hoặc bạn cũng có thể dùng thùng xốp nhiều lỗ thoáng khí để đóng quả vải vào rồi hãy cho vào khoang lạnh của xe. Việc đóng gói thùng xốp có lỗ thông thoáng giúp giảm thiểu va đập của các loại quả trong khoang làm lạnh.

Bảo quản vải thiều bằng cách bọc qua lớp báo/giấy cho vào hộp nhựa

vải thiều được bao lại bằng giấy báo rồi cho vào hộp nhựa để bảo quản được lâu

Đầu tiền, bạn hãy cắt rời trái vải, chừa phần cuống khoảng 1cm, để vào rổ cho ráo nước. Chuẩn bị 1 hoặc vài hộp nhựa theo số lượng vải muốn bảo quản và 1 ít giấy báo, lót một vài lớp giấy báo xuống đáy hộp và bắt đầu xếp vải thiều vào, sau 1 lớp quả là 1 lớp báo. Cuối cùng là bọc lớp giấy bảo cho kín toàn bộ chỗ vải, càng nhiều giấy báo càng tốt. Cho vào hộp nhựa và đậy kín nắp hộp và cho vào ngăn mát tủ lạnh, có thể để lâu tới 2 tháng. Vải khi bảo quản vẫn bị hấp hơi nên có 1 vài quả có thể xuất hiện dấu hiệu hỏng, nhưng tổng thể vẫn tươi ngon như thời điểm ban đầu.

Nếu không có hộp, bạn dùng túi nylon hay màng bọc thực phẩm thay thế, nhưng chúng sẽ không sạch sẽ và an toàn cho bằng hộp nhựa chuyên dùng đựng thực phẩm. Sau đó, bạn có thể đóng gói hộp nhựa này trong thùng carton hoặc thùng chứa để đảm bảo sản phẩm được bảo vệ tốt nhất trong quá trình vận chuyển.

Bảo quản vải thiều bằng túi zip

vải được chia nhỏ thành phần bỏ vào túi zip

Một cách khác để bảo quản vải thiều là sử dụng túi zip. Khi mua vải về, dùng kéo cắt cuống vải cách phần núm khoảng 1cm. Rửa sạch với nước rồi vớt vải ra rổ, để thật ráo. Chia vải vào từng túi zip và đóng kín, bảo quản ở nhiệt độ mát. Vải sẽ không bị sâu, thối và giữ được lớp vỏ tươi và hương vị thơm ngon như lúc ban đầu.

Để bảo quản vải thiều hiệu quả hơn nữa, các bạn có thể thay túi zip bằng túi hút chân không chuyên dụng, sau đó sử dụng máy hút chân không để hút sạch không khí trong túi và hàn miệng túi lại. Với cách làm này, các loại vi khuẩn, nấm mốc, vi sinh vật sẽ không có cơ hội tiếp xúc và làm hỏng trái vải.

Bảo quản vải thiều bằng cách phơi/sấy vải thành vải khô

kiểm tra chất lượng của vải thiều sau khi sấy

Đây là cách thông dụng nhất cho cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển đường xa. Mặc dù chất lượng vải không được như ý nhưng cách phơi/sấy vải sẽ bảo quản được lâu nhất mà không sợ bị hư hỏng theo thời gian.

Có nhiều cách khác nhau để bạn làm vải thiều khô như phơi dưới nắng mặt trời, sấy bằng lò vi sóng, lò nướng hay sử dụng máy sấy khô hoa quả:

  • Nếu bạn dư dả thời gian và nhà bạn có chỗ để phơi nắng đảm bảo vệ sinh, sau khi sơ chế vải thì bạn có thể phơi vải trực tiếp dưới nắng mặt trời. Khi bạn kiểm tra thấy vỏ quả khô, lắc nghe được tiếng lọc cọc, bóc ra thấy cùi vải co lại và chuyển màu nâu sẫm là được (thường mất khoảng 10 ngày).
  • Nếu bạn không có nhiều thời gian hoặc không có chỗ phơi vải thiều, hãy sử dụng lò vi sóng, lò nướng hoặc máy sấy hoa quả để vừa rút ngắn thời gian sấy khô vải, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa giúp vải khô thành phẩm ngon hơn nhé!

Bạn có thể tham khảo:

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Thuê Kho Chứa Hoa Quả, Trái Cây Mà Doanh Nghiệp Nên Biết

Một số lưu ý bảo quản vải thiều khi vận chuyển đường xa

Chọn vải thiều chín đúng mức

thu hoach vải thiều

Lưu ý đầu tiên về cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển là chọn những quả vải thiều chín đúng mức, không quá chín và không quá xanh. Nếu quá chín, vải thiều sẽ dễ bị nát và thối trong quá trình vận chuyển. Nếu quá xanh, vải thiều sẽ không có hương vị ngon và không được khách hàng ưa chuộng. Bạn nên chọn những quả vải thiều có màu đỏ tươi da căng tròn, kích thước vừa phải, có nhiều đốm trắng nhỏ và có hạt cứng.

Đóng gói vải thiều cẩn thận

Đóng gói vải thiều để vận chuyển

Sau khi chọn được những quả vải thiều phù hợp, bạn cần đóng gói chúng cẩn thận để bảo vệ chúng khỏi va đập, nhiệt độ cao và ẩm ướt. Bạn có thể sử dụng những hộp carton, rổ nhựa hoặc túi nilon để đựng vải thiều. Bạn nên sắp xếp những quả vải thiều sao cho không bị chèn ép lên nhau và để lại khoảng trống giữa các quả để thoát khí. Bạn cũng nên lót giấy báo hoặc rơm vào đáy và các mép của hộp hoặc rổ để hấp thụ ẩm và giảm ma sát.

Vận chuyển vải thiều nhanh chóng và an toàn

Sắp xếp vải thiều lên xe để vận chuyển đi tiêu thụ

Phương tiện vận chuyển cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vải. Do đó, bạn cần vận chuyển vải thiều nhanh chóng và an toàn để đảm bảo vải thiều không bị thối hỏng, không dập nát khi chuyển đến tay người dùng. Nếu khoảng cách ngắn, bạn có thể sử dụng xe máy hoặc xe tải nhỏ. Nếu khoảng cách xa, bạn nên sử dụng xe tải lạnh hoặc xe container để duy trì nhiệt độ thấp cho vải thiều. Bạn cũng nên tránh để vải thiều tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nguồn nhiệt khác.

Trên đây là những chia sẻ của Sao Vàng Express về cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển đường xa. Hy vọng với những thông tin này, sẽ giúp bạn bảo quản và vận chuyển vải thiều đạt chất lượng tốt nhất đến tay người thưởng thức!

Lời kết

Với tiêu chí “Đồng hành cùng khởi nghiệp”, trong những năm qua Sao Vàng Express không ngừng nỗ lực nhằm mang đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối về chất lượng cũng như giá cả dịch vụ. Bạn có thể liên hệ hotline: 0983.810.544 để biết thêm mọi thông tin chi tiết cần về dịch vụ đóng gói hàng hóa chuẩn và các dịch vụ mà Sao Vàng Express đang cung cấp.

Xem thêm:

Bạn có biết những thông tin về việc gửi hàng đi Hong Kong chưa?

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *