fbpx

Trong quá trình vận chuyển hàng hoá, việc đóng gói đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo sản phẩm được bảo vệ một cách toàn diện, không bị hư hỏng hoặc thất thoát. Khác với những hàng hoá thông thường, thực phẩm đông lạnh là mặt hàng khó chuyển đi xa nhất do đặc thù là khó bảo quản và nhiều khả năng sẽ bị vi khuẩn xâm nhập gây hư hại.

Do đó, quy trình đóng gói đòi hỏi phải theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm hạn chế tối đa tình trạng hư hỏng. Vậy hãy cùng Sao Vàng Express tìm hiểu quy trình đóng gói thực phẩm đông lạnh để vận chuyển đi xa ngay trong bài viết này nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển đường xa được tươi ngon và mọng nước

Tìm hiểu về quy trình đóng gói hàng đông lạnh

Quy trình đóng gói thực phẩm đông lạnh là gì?

Các mặt hàng thực phẩm đông lạnh

Quy trình đóng gói thực phẩm đông lạnh được hiểu là những tiêu chuẩn, yêu cầu đóng gói đóng gói sản phẩm và bảo quản chúng ở nhiệt độ thấp để tiêu thụ hoặc vận chuyển đến địa điểm khác một cách an toàn và đảm bảo chất lượng.

Cách làm này nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh hư hỏng hoặc tổn thất và tăng hiệu quả kinh tế cũng như là căn cứ để xác định trách nhiệm của các bên liên quan trong trường hợp có sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển.

Quy trình đóng gói thực phẩm đông lạnh bao gồm mấy bước?

Các nhân viên đang thực hiện quy trình đóng gói thực phẩm đông lạnh

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu đóng gói. Bao bì đóng gói thực phẩm đông lạnh phải đảm bảo tính chất chống thấm nước và chịu được nhiệt độ thấp. Vật liệu đóng gói thường được làm từ nhựa hoặc giấy chống thấm.

Bước 2: Chuẩn bị sản phẩm. Sản phẩm cần được chuẩn bị trước khi đóng gói bằng cách sắp xếp các món hàng vào bao bì sao cho phù hợp với quy cách đóng gói và vận chuyển.

Bước 3: Đóng gói sản phẩm. Sau khi chuẩn bị vật liệu đóng gói và sản phẩm, tiến hành đóng gói sản phẩm bằng cách sử dụng các máy móc đóng gói hoặc thủ công. Quy trình đóng gói thực phẩm đông lạnh phải đảm bảo rằng sản phẩm được đóng gói chặt chẽ và không bị lỏng lẻo trong quá trình vận chuyển.

Bước 4: Bảo quản sản phẩm. Sau khi đóng gói, sản phẩm cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp để đảm bảo chất lượng. Thông thường, thực phẩm đông lạnh được bảo quản ở nhiệt độ từ -18 đến -25 độ C để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 5: Kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sản phẩm đông lạnh cần được kiểm tra chất lượng bao gồm: kiểm tra nhiệt độ, chất lượng sản phẩm và xem xét tình trạng đóng gói sản phẩm trước khi đưa vào tiêu thụ hoặc vận chuyển đi xa.

Bước 6: Vận chuyển sản phẩm sản phẩm đông lạnh được vận chuyển trong thùng xốp hoặc thùng polystyrene chuyên dụng, được bọc bên ngoài bởi băng keo hoặc màng co kín để giữ cho sản phẩm luôn ở nhiệt độ thấp trong quá trình vận chuyển.

Một số yêu cầu về quy trình đóng gói thực phẩm đông lạnh khi vận chuyển

Sản phẩm cần được hút chân không để bảo quản tốt hơn

  • Đóng gói thực phẩm đông lạnh thành những túi nhỏ bằng các loại bao bì chống rò rỉ.
  • Vật liệu đóng gói lý tưởng là túi nilon có độ dày tối thiểu là 0,1mm. Một số loại hàng hóa cần được hút chân không. Hãy đảm bảo dán kín miệng các túi hàng để giữ lạnh.
  • Đóng các gói hàng nhỏ vào các thùng bao bì bảo quản để vận chuyển (thùng xốp, gỗ hoặc nhựa chuyên dụng). Hãy đảm bảo rằng các thùng bao bì có đủ độ cứng vì chúng có thể được xếp chồng lên nhau trong quá trình vận chuyển.

Một số loại hàng hóa mau hỏng cần thiết phải được đóng gói cùng với các loại vật liệu giữ lạnh. Khi sử dụng các vật liệu này, hãy cần lưu ý các điều sau:

  • Dùng băng keo chống thấm dán kín miệng các thùng hàng. Có thể sử dụng dây đai hoặc nẹp gia cố quanh thùng hàng nếu cần thiết. Hãy đảm bảo các thùng hàng được gia cố chắc chắn và kín đáo để giữ lạnh tốt nhất cho hàng hóa.
  • Hãy đảm bảo rằng, trọng lượng hàng hóa đóng trong mỗi thùng không vượt quá giới hạn trọng lượng cho phép của vật liệu bao bì.
  • Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu hoặc gửi đi nước ngoài, quy trình đóng gói thực phẩm đông lạnh và bao bì phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và quy định của nhà vận chuyển và nước đến.

Bạn có thể tham khảo: 

Bạn có biết kho lạnh lưu trữ thực phẩm cần phải đáp ứng điều kiện gì?

Những điều cần chú ý khi sử dụng các loại vật liệu giữ lạnh

Đá ướt

Sử dụng đá ướt là phương pháp làm lạnh phổ biến để bảo quản hàng hóa dễ hư hỏng

Đây là phương pháp làm lạnh phổ biến để bảo quản hàng hóa dễ hư hỏng và khi áp dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Đá ướt phải được đóng gói trong túi nilon, bên trong mỗi gói có các vật phẩm dễ hư hỏng
  • Trường hợp đá ướt không thể đựng trong túi nilon, bao gói yêu cầu phải có khả năng giữ được nước ở bên trong kiện hàng
  • Những kiện hàng sử dụng đá ướt để làm lạnh đều yêu cầu dán ít nhất một nhãn chỉ hướng để đảm bảo kiện hàng được để đúng chiều trong suốt quá vận chuyển.

Đá khô

Đá khô là phương pháp bảo quản thực phẩm đông lạnh

Những lưu ý khi sử dụng đá khô để để ướp lạnh, bảo quản thực phẩm:

  • Không nên để tiếp xúc trực tiếp với đá khô vì có thể gây bỏng lạnh.
  • Đá khô không được tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa. Nên quấn đá khô trong giấy báo để tăng hiệu quả sử dụng.
  • Lượng nước đá dùng để đóng gói tùy thuộc vào loại hàng hóa. Tỷ lệ lý tưởng được khuyên dùng là 2 hàng trên 1 đá.

Hy vọng bài viết trên của Sao Vàng Express giúp bạn có thêm thông tin để áp dụng vào quy trình đóng gói thực phẩm đông lạnh để vận chuyển đi xa an toàn và đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất đến tay khách hàng.

Lời kết

Với tiêu chí “Đồng hành cùng khởi nghiệp”, trong những năm qua Sao Vàng Express không ngừng nỗ lực nhằm mang đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối về chất lượng cũng như giá cả dịch vụ. Bạn có thể liên hệ hotline: 0983.810.544 để biết thêm mọi thông tin chi tiết cần về dịch vụ đóng gói hàng hóa chuẩn và các dịch vụ mà Sao Vàng Express đang cung cấp.

Xem thêm: 

Một số mẹo hữu ích bạn nên biết khi sử dụng dịch vụ thuê kho chứa hàng

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *